Banner trên thanh menu
Trang chủ | Bản quyền tác giả | Sầu riêng đông lạnh, dừa tươi và cá sấu có

Sầu riêng đông lạnh, dừa tươi và cá sấu có "visa" chính ngạch vào Trung Quốc

Tác giả: Admin | 20/08/2024

Bộ NN-PTNT vừa thông tin các mặt hàng sầu riêng đông lạnh, dừa tươi và cá sấu của Việt Nam chính thức được xuất khẩu chính ngạch vào Trung Quốc.

Ngày 19-8, nhân chuyến thăm cấp Nhà nước tới Trung Quốc của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, Bộ NN-PTNT Việt Nam và Tổng cục Hải quan Trung Quốc đã ký 3 nghị định thư.

 

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình chứng kiến lễ ký các văn kiện hợp tác giữa hai nước. Trong ảnh: Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan tham gia ký kết 3 Nghị định thư xuất khẩu sầu riêng đông lạnh, dừa tươi, cá sấu nuôi sang Trung Quốc. Ảnh: TTXVN

 

Các Nghị định thư được ký kết lần này gồm: Nghị định thư về kiểm tra, kiểm dịch thực vật và an toàn thực phẩm đối với sầu riêng đông lạnh xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc; Nghị định thư về yêu cầu kiểm dịch thực vật đối với dừa tươi xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc và Nghị định thư về yêu cầu kiểm dịch và sức khỏe đối với cá sấu nuôi xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc.

 

Lễ ký kết được đánh giá là sẽ mở đường cho việc xuất khẩu dừa tươi, sầu riêng đông lạnh và cá sấu sang thị trường Trung Quốc. Đây là bước tiến quan trọng trong quan hệ thương mại nông sản giữa hai nước, đặc biệt đối với ngành nông nghiệp Việt Nam.

 

Theo Bộ NN-PTNT, trong 3 nhóm mặt hàng vừa ký nghị định thư, sầu riêng đông lạnh được xem là sản phẩm có giá trị xuất khẩu lớn nhất, đóng góp đáng kể vào kim ngạch xuất khẩu nông sản. Việc mở cửa chính thức thị trường Trung Quốc cho sản phẩm này dự kiến sẽ tạo ra cơ hội lớn cho ngành sầu riêng Việt Nam.

 

Năm 2023, Việt Nam đã xuất khẩu khoảng 500.000 tấn sầu riêng, đạt kim ngạch 2,3 tỉ USD, trong đó xuất khẩu sang Trung Quốc chiếm tới 90%.

 

Sầu riêng đông lạnh [bao gồm sầu riêng nguyên quả (có vỏ), sầu riêng xay nhuyễn (không có vỏ) và cơm sầu riêng (không có vỏ)] là sản phẩm mới, có giá trị gia tăng cao hơn so với sầu riêng tươi. 

 

Việc mở cửa thị trường cho sản phẩm này sẽ giúp đa dạng hóa chế biến, giảm áp lực về thời vụ thu hoạch, đồng thời tạo ra giá trị gia tăng lớn hơn cho ngành sầu riêng.

 

Dự kiến, xuất khẩu sầu riêng đông lạnh có thể đạt kim ngạch xuất khẩu 400 - 500 triệu USD ngay trong năm 2024 - năm đầu tiên sau khi ký kết nghị định thư và sớm góp mặt trong danh sách mặt hàng nông sản xuất khẩu giá trị "tỉ đô" vào năm 2025.

 

Bên cạnh sầu riêng, dừa tươi cũng là mặt hàng có triển vọng xuất khẩu lớn. Việc ký nghị định thư đánh dấu sự kết thúc quá trình đàm phán kỹ thuật giữa hai bên, mở ra cơ hội cho dừa tươi Việt Nam tiếp cận thị trường 1,4 tỉ dân.

 

Hiện nay, Việt Nam là một trong những nước sản xuất và xuất khẩu dừa lớn trên thế giới, với diện tích trồng khoảng 175.000 ha, tập trung chủ yếu ở Đồng bằng sông Cửu Long.

 

Với việc mở cửa thị trường Trung Quốc, dự kiến kim ngạch xuất khẩu dừa tươi có thể tăng thêm 200-300 triệu USD ngay trong năm 2024, đồng thời dự báo tăng trưởng mạnh vào các năm tiếp theo. Điều này không chỉ mang lại lợi ích kinh tế mà còn tạo động lực cho ngành dừa Việt Nam phát triển bền vững, nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế.

 

Cá sấu là sản phẩm cuối cùng trong danh sách ký kết chiều 19-8, thể hiện sự đa dạng hóa các mặt hàng nông, lâm, thủy sản xuất khẩu của Việt Nam sang các quốc gia khác trên thế giới.

 

Ngành nuôi cá sấu ở Việt Nam đã phát triển trong hơn 30 năm qua. Các sản phẩm từ cá sấu như thịt, da và các bộ phận khác hầu hết đều có giá trị kinh tế cao.

 

Việc mở cửa thị trường Trung Quốc cho cá sấu sẽ tạo ra cơ hội lớn cho ngành này. Đây không chỉ là cơ hội kinh tế mà còn là động lực để ngành nuôi cá sấu Việt Nam phát triển theo hướng bền vững, đảm bảo các tiêu chuẩn về môi trường và phúc lợi động vật.

 

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan đánh giá việc ký kết 3 nghị định thư là kết quả của quá trình trao đổi, đàm phán tích cực của các đơn vị chuyên môn thuộc Bộ NN-PTNT và Tổng cục Hải quan Trung Quốc.

 

"Chúng tôi kỳ vọng điều này sẽ góp phần thúc đẩy mạnh mẽ xuất khẩu nông sản, đặc biệt là các sản phẩm vừa được ký kết sang thị trường Trung Quốc, góp phần vào tăng trưởng của ngành nông nghiệp Việt Nam" - Bộ trưởng chia sẻ.

 

Thời gian tới, Bộ NN-PTNT cam kết tiếp tục làm việc chặt chẽ với Tổng cục Hải quan Trung Quốc để triển khai các bước tiếp theo sau khi các Nghị định thư được ký kết, đảm bảo doanh nghiệp của Việt Nam có thể xuất khẩu các sản phẩm nói trên vào thị trường Trung Quốc một cách thuận lợi.

Bài viết liên quan

Bản quyền tác giả - thủ tục đăng ký bản quyền

Bản quyền tác phẩm tại Việt Nam có thể được bảo vệ tự động khi được thể hiện dưới một dạng nhất định. Song song với cơ chế bảo hộ tự động bản quyền, chủ sở hữu bản quyền cũng có thể làm đơn đăng ký bản quyền tại Việt Nam để lấy giấy chứng nhận bản quyền.

Từ một thị xã có xuất phát điểm thấp, sau 20 năm lên thành phố, thu nhập bình quân tăng gấp 10 lần

Được biết, thu nhập bình quân đầu người của thị xã này từ 8,7 triệu đồng vào năm 2004, đến nay đã tăng gấp 10 lần, đạt khoảng 90 triệu đồng/năm; tỷ lệ hộ nghèo từ 7,65% năm 2004 giảm xuống còn 0,28% năm 2023.

Định hướng quan hệ Việt - Trung bước vào giai đoạn mới

Quan hệ Việt - Trung bước vào thời điểm quan trọng để nâng tầm cao mới, đi vào chiều sâu, thực chất trên mọi phương diện.

Đoàn đại biểu TP HCM thăm và làm việc tại Slovenia

Chuyến thăm và làm việc tại Slovenia và TP Ljubljana của TP HCM diễn ra vào dịp kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước Việt Nam và Slovenia (1994 - 2024)

Hôm nay, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm thăm và làm việc tại TP.HCM

Hôm nay 17-8, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm cùng đoàn công tác Trung ương sẽ thăm và làm việc với Thành ủy TP.HCM.

Đối tác

đối tác 1
đối tác 2
đối tác 3
đối tác 4
đối tác 5
đối tác 6
đối tác 7
đối tác 8
đối tác 9
đối tác 10
đối tác 11
đối tác 12
đối tác 13
đối tác 14
đối tác 15
đối tác 16