Banner trên thanh menu
Trang chủ | Hoạt động | Hoàn thiện hệ thống pháp lý về xác định hàng hóa sản xuất tại Việt Nam

Hoàn thiện hệ thống pháp lý về xác định hàng hóa sản xuất tại Việt Nam

Tác giả: Admin | 22/08/2024

Bộ Công Thương đang đề nghị xây dựng Nghị định quy định cách xác định hàng hóa là "Sản phẩm của Việt Nam" hay "Sản xuất tại Việt Nam".

Việc xây dựng nghị định này nhằm hoàn thiện hệ thống pháp lý về ghi nhãn hàng hóa, giúp xác định hàng hóa sản xuất tại Việt Nam một cách minh bạch, có căn cứ, phù hợp pháp luật hiện hành. Việc xây dựng bộ tiêu chí cũng giúp các doanh nghiệp cũng như cơ quan quản lý nhà nước xác định được hàng hóa sản xuất tại Việt Nam, làm cơ sở thực hiện cho một số hoạt động khác như thể hiện xuất xứ, nguồn gốc trên nhãn, bao bì hàng hóa, quảng cáo hàng hóa, xây dựng thương hiệu. Thiết lập cơ chế ngăn ngừa, phòng chống gian lận thương mại, bảo vệ sản xuất trong nước và bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng, bảo vệ uy tín, thương hiệu hàng hóa sản xuất tại Việt Nam xuất khẩu đi thế giới.

 

Với hàng hóa sản xuất trong nước, bao gồm cả hàng hóa sản xuất từ nguyên liệu nhập khẩu và sau đó lưu thông trong nước, hiện chưa có quy định như thế nào thì được thể hiện "Sản phẩm của Việt Nam" hay "Sản xuất tại Việt Nam". Một số mặt hàng dù chỉ trải qua các công đoạn gia công, lắp ráp, chế biến đơn giản tại Việt Nam nhưng cũng gắn nhãn "Sản xuất tại Việt Nam" khiến người tiêu dùng thắc mắc, thậm chí bức xúc nhưng các cơ quan chức năng lại không có căn cứ để phân xử.

 

Xuất phát từ đây, yêu cầu cấp thiết đặt ra là cần ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định bộ tiêu chí để các doanh nghiệp có thể căn cứ vào đó xác định chính xác hàng hóa sản xuất tại Việt Nam, tránh phát sinh tranh cãi, thậm chí thiệt hại không đáng có. Bên cạnh đó, việc thiếu vắng các quy định về cách xác định như thế nào là "Hàng hoá của Việt Nam" hay "Sản xuất tại Việt Nam" đối với hàng hóa lưu thông trong nước có thể dẫn đến xung đột giữa sản xuất và tiêu dùng khi cơ quan chức năng không có căn cứ phân xử.

 

Việc ban hành văn bản về cách xác định hàng hóa "Sản xuất tại Việt Nam" giúp giải quyết vấn đề này, khiến môi trường kinh doanh minh bạch hơn, được quản lý tốt hơn và quyền lợi của người tiêu dùng cũng được đảm bảo hơn.

Bài viết liên quan

Hơn 500 phụ huynh Hà Nội chờ xin học cho con vào Tây Mỗ 3 đến nửa đêm

Hàng trăm người đợi cả ngày, đến 21h vẫn chưa về với mong muốn biết con mình có được vào học ở trường Tiểu học Tây Mỗ 3 (Nam Từ Liêm, Hà Nội) hay không.

Giá điện bậc thang được đề xuất giảm từ 6 xuống còn 5 bậc

Theo Bộ trưởng Bộ Công thương, trong dự thảo trình Chính phủ, giá điện bán lẻ được tính toán lại thành 5 bậc. Trong đó, bậc 1 nâng từ 0 - 50 kwh lên 0 – 100 kWh.

Ban Thường vụ Thành ủy TP HCM có thêm 4 thành viên

4 thành viên gồm bà Văn Thị Bạch Tuyết, Trưởng Ban Tổ chức Thành ủy TP HCM; ông Nguyễn Mạnh Cường, Trưởng Ban Dân vận Thành ủy TP HCM; ông Phạm Thành Kiên, Phó Chủ tịch HĐND TP HCM và ông Dương Anh Đức, Bí thư Quận ủy Quận 1

Thủ tướng: Đẩy mạnh phân cấp cho cơ quan đại diện chủ sở hữu của doanh nghiệp nhà nước

Tại Hội nghị với doanh nghiệp nhà nước, Thủ tướng giao Bộ Tài chính sớm nghiên cứu dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp trên tinh thần Nghị quyết 68, đẩy mạnh phân cấp hơn nữa cho cơ quan đại diện chủ sở hữu; tăng cường phân cấp, phân quyền đi đôi với phân bổ nguồn lực...

Đối tác

đối tác 1
đối tác 2
đối tác 3
đối tác 4
đối tác 5
đối tác 6
đối tác 7
đối tác 8
đối tác 9
đối tác 10
đối tác 11
đối tác 12
đối tác 13
đối tác 14
đối tác 15
đối tác 16