Banner trên thanh menu
Trang chủ | Hội đồng doanh nghiệp | Thủ tướng: Thay thế kịp thời cán bộ yếu kém, gây nhũng nhiễu trong đầu tư công

Thủ tướng: Thay thế kịp thời cán bộ yếu kém, gây nhũng nhiễu trong đầu tư công

Tác giả: Admin | 09/08/2024

Thủ tướng yêu cầu thay thế kịp thời những cán bộ, công chức, viên chức yếu kém về năng lực, trì trệ, gây nhũng nhiễu, kiên quyết xử lý các hành vi tiêu cực trong quản lý đầu tư công.

Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký Chỉ thị về lập kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026 - 2030.

 

Thủ tướng yêu cầu các bộ, cơ quan trung ương và địa phương triển khai việc lập kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026-2030.

 

Tập trung cho các dự án lớn quan trọng quốc gia 

 

Trong đó, tập trung bố trí trọng tâm, trọng điểm để triển khai những nhiệm vụ, công trình, dự án lớn, mang tính biểu tượng, xoay chuyển tình hình và chuyển trạng thái, đẩy nhanh tiến độ, hoàn thiện cơ sở hạ tầng đồng bộ, hiện đại; không bố trí vốn dàn trải, manh mún…

 

Số lượng dự án đầu tư vốn ngân sách trung ương thực hiện trong giai đoạn 2026 – 2030 phải thấp hơn giai đoạn 2021 – 2025 định hướng khoảng 15 - 20% tổng số lượng dự án. Việc này để tập trung cho các dự án lớn quan trọng quốc gia và không mất nhiều thời gian làm thủ tục.

 

Thủ tướng Phạm Minh Chính. Ảnh: Nhật Bắc

 

Người đứng đầu Chính phủ quán triệt nguyên tắc, thứ tự ưu tiên bố trí, sử dụng vốn ngân sách nhà nước để dẫn dắt, khai thác tối đa các nguồn lực của các thành phần kinh tế khác; tạo đột phá thu hút nguồn vốn khu vực tư nhân trong và ngoài nước theo phương thức đối tác công - tư.

 

Các nguồn vốn này để tập trung đầu tư phát triển, hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội quan trọng, đặc biệt đối với các dự án có sức lan tỏa rộng và tác động lớn tới phát triển kinh tế; các dự án hạ tầng xã hội phục vụ cộng đồng dân sinh thuộc các ngành y tế, giáo dục, xã hội; trong đó có dự án đường cao tốc, dự án đường sắt tốc độ cao, đường sắt đô thị,...

 

Thủ tướng lưu ý kiên quyết khắc phục tình trạng manh mún, dàn trải, kém hiệu quả; bảo đảm công khai, minh bạch, công bằng trong lập kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026 - 2030…

 

Các bộ, cơ quan trung ương và các địa phương rà soát, dự kiến kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026 – 2030 theo từng nguồn vốn trong từng ngành, lĩnh vực cho nhiệm vụ, chương trình, dự án theo thứ tự ưu tiên.

 

Cụ thể, ưu tiên phân bổ đủ vốn để thanh toán hết số nợ đọng xây dựng cơ bản theo quy định; phân bổ đủ vốn để hoàn trả hết số vốn ứng trước kế hoạch (nếu còn).

 

Tiếp đến, ưu tiên phân bổ đủ vốn cho dự án đã hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng nhưng chưa bố trí đủ vốn; dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài…

 

Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành và địa phương hoàn thành việc lập kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026-2030 trước ngày 30/9.

 

Không để tình trạng dự án chờ mặt bằng

 

Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng vừa ký Chỉ thị về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024.

 

Chỉ thị nêu rõ: Năm 2024 phải là năm bứt phá trong giải ngân vốn đầu tư công, phấn đấu tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công đạt trên 95% kế hoạch Thủ tướng giao, tạo tiền đề thuận lợi hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 và phấn đấu đến hết năm 2025 hoàn thành ít nhất 3.000km đường bộ cao tốc.

 

Vì vậy, Thủ tướng yêu cầu các bộ, cơ quan trung ương và địa phương phải khẩn trương hoàn thành thủ tục đầu tư, đấu thầu, phấn đấu khởi công tất cả các công trình, dự án đầu tư công thuộc phạm vi quản lý đã được cấp có thẩm quyền giao, phân bổ kế hoạch đầu tư công năm 2024.

 

Các bộ, cơ quan trung ương và địa phương lập kế hoạch giải ngân chi tiết từng dự án và tuân thủ nghiêm kế hoạch giải ngân từng tháng, quý.

 

Cùng với đó là tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hiện trường, đôn đốc các nhà thầu, tư vấn đẩy nhanh tiến độ. Phân công cụ thể lãnh đạo chịu trách nhiệm theo dõi tiến độ thực hiện; bám sát, kịp thời tháo gỡ khó khăn và chịu trách nhiệm về kết quả giải ngân của từng dự án; bảo đảm giải ngân hết số vốn đã được giao.

 

Lưu ý giải phóng mặt bằng là nút thắt trong triển khai dự án cần phải tập trung tháo gỡ, Thủ tướng yêu cầu phải đẩy nhanh tiến độ bồi thường, giải phóng mặt bằng các dự án; không để tình trạng dự án chờ mặt bằng, đặc biệt là các dự án quan trọng quốc gia, dự án cao tốc, trọng điểm, đường liên vùng, đường ven biển.

 

Thủ tướng cũng yêu cầu siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong giải ngân vốn đầu tư công, kiên quyết xử lý nghiêm khắc các chủ đầu tư, Ban quản lý dự án, tổ chức, cá nhân cố tình gây khó khăn, cản trở, thiếu trách nhiệm làm chậm tiến độ giao vốn, điều chỉnh vốn, thực hiện dự án và giải ngân vốn đầu tư công.

 

Đặc biệt, Thủ tướng yêu cầu thay thế kịp thời những cán bộ, công chức, viên chức yếu kém về năng lực, trì trệ, gây nhũng nhiễu, tiêu cực, kiên quyết xử lý các hành vi tiêu cực trong quản lý đầu tư công…

 

Thủ tướng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu, sửa đổi các luật có liên quan theo hướng giảm thiểu tối đa các thủ tục hành chính, tháo gỡ các chồng chéo, vướng mắc, đảm bảo công khai, minh bạch, chống tham nhũng, lãng phí…

 

Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan rà soát các nội dung còn vướng mắc để báo cáo cấp có thẩm quyền sửa đổi quy định pháp luật, cơ chế, chính sách liên quan đến đầu tư công...

Bài viết liên quan

Bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị và Ủy viên Ban Bí thư

Ban Chấp hành Trung ương Đảng bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị đối với Thượng tướng Lương Tam Quang, Bộ trưởng Bộ Công an; 3 ủy viên Ban Bí thư gồm các ông: Nguyễn Duy Ngọc, Trịnh Văn Quyết và Lê Minh Trí

Đại tướng Phan Văn Giang: Xây dựng khu vực phòng thủ vững mạnh về tiềm lực, lực lượng và thế trận

Đại tướng Phan Văn Giang nhấn mạnh khu vực phòng thủ phải được xây dựng vững mạnh toàn diện trên các mặt chính trị, tư tưởng, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại.

Khẩn trương xây dựng các dự án sửa đổi 13 luật với nhiều nội dung cấp bách

Thủ tướng Phạm Minh Chính giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính khẩn trương nghiên cứu, thực hiện việc xây dựng các dự án luật để sửa đổi 13 luật có nhiều vướng mắc, bất cập mang tính cấp bách cần xử lý để trình Quốc hội ngay tại kỳ họp tới.

TPHCM tiến tới thi tuyển chức danh phó chủ tịch quận, huyện

Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi yêu cầu Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với các địa phương rà soát, lên kế hoạch đăng ký để tổ chức thí điểm thi tuyển phó chủ tịch quận, huyện tại các địa bàn có nhu cầu.

Công bố Quyết định của Chủ tịch nước về đặc xá 2024

Sáng nay, 2-8, Văn phòng Chủ tịch nước đã tổ chức họp báo công bố quyết định về đặc xá 2024 của Chủ tịch nước, trong đó nêu rõ đối tượng, điều kiện được đặc xá.

Chủ tịch Bạc Liêu Phạm Văn Thiều: 'Đơn vị nào từ chối cung cấp thông tin, phóng viên báo cho tôi'

Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu Phạm Văn Thiều cho biết cơ quan, đơn vị nào từ chối cung cấp thông tin cho báo chí thì phóng viên báo cáo về thường trực UBND tỉnh và cá nhân ông để "tôi xử lý ngay".

Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà: Từ 1-7, tăng lương cơ sở từ 1,8 triệu lên 2.340.000 đồng

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết Bộ Chính trị đã thống nhất tăng lương cơ sở đồng đều cho tất cả cán bộ, công chức từ 1,8 triệu đồng lên 2.340.000 đồng từ ngày 1-7.

Ông Lê Văn Dũng được bầu làm chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam

Ông Lê Văn Dũng - phó bí thư thường trực Tỉnh ủy Quảng Nam - được bầu giữ chức chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam.

Bộ Chính trị đồng ý để ông Đinh Tiến Dũng thôi chức bí thư Thành ủy Hà Nội

Bộ Chính trị đồng ý để ông Đinh Tiến Dũng thôi tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Thành ủy, thôi giữ chức bí thư Thành ủy Hà Nội nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Đề xuất cơ chế đặc biệt làm tuyến đường gần 2.000 tỷ đồng kết nối 3 tỉnh

Dự án đường liên vùng kết nối Khánh Hòa, Ninh Thuận và Lâm Đồng được thực hiện theo hình thức đầu tư công, tổng mức đầu tư sơ bộ khoảng gần 2.000 tỷ đồng.

Đối tác

đối tác 1
đối tác 2
đối tác 3
đối tác 4
đối tác 5
đối tác 6
đối tác 7
đối tác 8
đối tác 9
đối tác 10
đối tác 11
đối tác 12
đối tác 13
đối tác 14
đối tác 15
đối tác 16