Banner trên thanh menu
Trang chủ | Sở hữu trí tuệ | Sở hữu trí tuệ là gì? Vì sao phải đăng ký sở hữu trí tuệ?

Sở hữu trí tuệ là gì? Vì sao phải đăng ký sở hữu trí tuệ?

Tác giả: admin | 02/12/2024

Vài năm trở lại đây, sở hữu trí tuệ là lĩnh vực được nhiều cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp quan tâm hàng đầu. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ khái niệm sở hữu trí tuệ là gì? Và lý do vì sao cần phải bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.

Khái niệm sở hữu trí tuệ

 

Trí tuệ hay còn được hiểu là nhận thức lý tính đạt đến trình độ nhất định. Đây là một năng lực riêng của con người. Những thành quả do trí tuệ con người tạo ra thông qua hoạt động sáng tạo được gọi chung là tài sản trí tuệ. Vậy khái niệm sở hữu trí tuệ hay intellectual property là gì?

 

Theo đó, “sở hữu trí tuệ" được hiểu là sự sở hữu đối với các tài sản trí tuệ do con người tạo ra. Cụ thể, đó là quyền hợp pháp xuất phát từ hoạt động trí tuệ trong các lĩnh vực công nghiệp, văn hóa, khoa học, nghệ thuật. Quyền sử hữu trí tuệ là quyền của các tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ gồm:

 

●       Quyền tác giả và quyền liên quan đến tác giả.

 

●       Quyền sở hữu công nghiệp

 

●       Quyền đối với giống cây trồng.

 

Đăng ký sở hữu trí tuệ như thế nào?

 

Lý do nên bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ?

 

Hạn chế sự xâm phạm của đối thủ cạnh tranh

 

Khi một sản phẩm bất kỳ mới vào thị trường và thu hút khách hàng thành công, ngay lập tức sẽ xuất hiện các đối thủ cạnh tranh sản xuất sản phẩm giống ra đời. Trong một số trường hợp, đối thủ cạnh tranh sẽ hưởng lợi từ việc tiết kiệm quy mô sản xuất, khả năng tiếp cận thị trường lớn, quan hệ tốt hơn các nhà phân phối chính hoặc tiếp cận với nguồn nguyên liệu thô rẻ hơn.

 

Do vậy, có thể sản xuất một sản phẩm tương tự  nhưng có giá thành rẻ hơn, tạo áp lực nặng nề lên nhà sáng tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ nguyên gốc. Cũng từ đây, xuất hiện nhiều sự cạnh tranh, đẩy nhà sáng tạo đầu tiên ra khỏi thị trường, đặc biệt khi họ đã đầu tư đáng kể vào việc phát triển sản phẩm mới thì đối thủ cạnh tranh sẽ được hưởng lợi từ kết quả đầu tư mà không mất một nguồn lực nào cho thành quả sáng tạo và sáng chế của người sáng tạo đầu tiên.

 

Đây là lý do hàng đầu cũng là lý do quan trọng nhất để các doanh nghiệp cân nhắc sử dụng hệ thống sở hữu trí tuệ nhằm bảo vệ sản phẩm sáng tạo, sáng chế của mình nhằm mang đến cho họ các sản phẩm độc quyền sử dụng, sở hữu sáng chế, kiểu dáng công nghiệp nhãn hiệu, tác phẩm văn học hoặc các tài sản vô hình khác. Bảo hộ theo pháp luật sở hữu trí tuệ chính là mang lại quyền sở hữu đối với các tác phẩm sáng tạo, đổi mới doanh nghiệp, cá nhân nhằm hạn chế phạm vi sao chép, bắt chước của đối thủ cạnh tranh một cách đáng kể và hiệu quả.

 

Bảo vệ tài sản vô hình

 

Tài sản của doanh nghiệp được chia làm hai loại như sau:

 

Tài sản hữu hình: Bao gồm máy móc, nhà xưởng, tài chính và các cơ sở hạ tầng.

 

Tài sản vô hình gồm nguồn nhân lực, bí quyết kỹ thuật, ý tưởng chiến lược, kế hoạch kinh doanh, nhãn hiệu, kiểu dáng cùng các kết quả vô hình khác được tạo ra bởi các tài năng sáng tạo, đổi mới của công ty.

 

Theo truyền thống, tài sản hữu hình chính là loại tài sản có giá trị chính của một công ty và được xem là có tính quyết định trong việc xác định khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thị trường. Vài năm trở lại đây, điều này đã có nhiều sự thay đổi. Các doanh nghiệp đang dần nhận ra tài sản vô hình ngày càng trở nên giá trị so với các tài sản hữu hình.

 

Xác lập quyền đối với các nguồn lực đầu tư

 

Nhiều doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực kinh doanh thuê các công ty khác thực hiện phần lớn công nghiệp sản xuất, chủ yếu tập trung vào việc tạo nên các sản phẩm, kiểu dáng mới và quảng bá nhãn hiệu của mình để thu hút khách hàng. Trong khi sản phẩm được thiết kế một nơi, thì việc sản xuất các sản phẩm đó lại được thực hiện ở các nơi khác. Đối với những doanh nghiệp này, giá trị tài sản hữu hình của họ có thể ít hơn, nhưng tài sản vô hình của họ lại là nhân tố chính giúp doanh nghiệp thành công, tạo được tiếng vang tốt trên thị trường.

 

Việc bảo hộ pháp lý tài sản vô hình thông qua hệ thống sở hữu trí tuệ mang đến cho chủ sở hữu độc quyền sử dụng các tài sản trong kinh doanh, biến tài sản vô hình thành quyền sở hữu độc quyền trong một quãng thời gian nhất định.

 

Biện pháp đăng ký sở hữu trí tuệ hiện nay

 

Tùy vào bản chất của các tài sản trí tuệ, luật sở hữu trí tuệ quy định các biện pháp khác nhau để đăng ký sở hữu trí tuệ như sau:

 

●       Các sản phẩm, quy trình sáng tạo có thể được bảo hộ theo sáng chế, giải pháp hữu ích.

 

●       Các kiểu dáng sáng tạo bao gồm cả kiểu dáng dệt may đều được bảo hộ theo kiểu dáng công nghiệp.

 

●       Thương hiệu được bảo hộ theo nhãn hiệu riêng.

 

●       Mạch bán dẫn được bảo hộ theo thiết kế bố trí, mạch tích hợp bán dẫn khác nhau.

 

●       Chỉ dẫn hàng hóa có chất lượng, danh tiếng nhất định gắn với xuất xứ địa lý được bảo hộ theo chỉ dẫn địa lý.

 

●       Bí mật kinh doanh được bảo hộ đều là những thông tin bí mật có giá trị thương mại cao.

 

Trên đây là thông tin quyền sở hữu trí tuệ. Hy vọng, những thông tin chia sẻ trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn quyền và cách đăng ký sở hữu trí tuệ mới nhất nhằm đảm bảo những quyền lợi của bản thân.

Bài viết liên quan

Đồng Nai có tân chủ tịch tỉnh

Ông Võ Tấn Đức, 54 tuổi, thạc sĩ Quản lý xây dựng, Phó bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai được bầu làm Chủ tịch UBND tỉnh nhiệm kỳ 2021-2026.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và phu nhân đến thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc

Tối 18-8 (giờ địa phương), chuyên cơ chở Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và phu nhân đã đến Bắc Kinh, bắt đầu các hoạt động chính thức tại thủ đô Trung Quốc.

“Mùa đông khắc nghiệt” của ngành thép: Cổ đông Hòa Phát, Hoa Sen, Nam Kim, Tôn Đông Á "ngồi trên đống lửa" khi giá thép thế giới rơi tự do

Giá thép thanh tương lai đã lao dốc mạnh xuống thấp nhất kể từ năm 2016. Giá thép cuộn cán nóng (HRC) tương lai cũng rơi về mức thấp nhất trong gần 4 năm trở lại đây.

Đối tác

đối tác 1
đối tác 2
đối tác 3
đối tác 4
đối tác 5
đối tác 6
đối tác 7
đối tác 8
đối tác 9
đối tác 10
đối tác 11
đối tác 12
đối tác 13
đối tác 14
đối tác 15
đối tác 16