Banner trên thanh menu

Cho phép tư nhân đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc Nam

Tác giả: admin | 28/06/2025

Quốc hội đồng ý bổ sung hình thức đầu tư đối tác công tư và đầu tư kinh doanh vào dự án đường sắt tốc độ cao Bắc Nam, thay vì chỉ đầu tư công như trước.

Sáng 27/6, Quốc hội thông qua Nghị quyết kỳ họp 9, trong đó cho phép Chính phủ lựa chọn hình thức đầu tư, nhà đầu tư phù hợp với dự án đường sắt tốc độ cao Bắc Nam. Nếu cần cơ chế vượt thẩm quyền, Chính phủ sẽ báo cáo Quốc hội xem xét, quyết định.

 

Ngoài đầu tư công, hai hình thức mới được bổ sung là đầu tư theo phương thức đối tác công tư (hợp tác có thời hạn giữa Nhà nước và nhà đầu tư qua hợp đồng dự án - PPP) và đầu tư kinh doanh, tức nhà đầu tư trực tiếp bỏ vốn để triển khai, vận hành và thu lợi nhuận.

 

Chính phủ cho biết trước đây dự án được định hướng đầu tư công. Tuy nhiên, sau khi Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết 68 về phát triển kinh tế tư nhân, nhiều doanh nghiệp đề xuất được tham gia theo hình thức đầu tư tư nhân trực tiếp. Trong khi đó, hiện chưa có hình thức đầu tư cụ thể nào được quy định cho đường sắt tốc độ cao. Việc mở rộng hình thức đầu tư được đánh giá phù hợp với định hướng của Bộ Chính trị và Nghị quyết 198/2025 của Quốc hội về huy động nguồn lực ngoài ngân sách cho các dự án hạ tầng chiến lược.

 

Hiện hai tập đoàn lớn đã gửi đề xuất đầu tư tuyến đường sắt này. Ngày 6/5, Công ty VinSpeed đề xuất đầu tư theo hình thức trực tiếp, cam kết góp 20% vốn (khoảng 12,27 tỷ USD), phần còn lại (khoảng 49 tỷ USD) đề nghị Nhà nước cho vay không lãi suất trong 35 năm. Doanh nghiệp cam kết trả nợ đúng hạn.

 

Khoảng ba tuần sau, Tập đoàn Trường Hải (Thaco) cũng gửi đề xuất với tổng vốn hơn 61 tỷ USD, chưa gồm chi phí giải phóng mặt bằng. Thaco đề nghị góp 20% vốn, phần còn lại vay từ tổ chức tài chính trong và ngoài nước, đồng thời đề xuất Chính phủ bảo lãnh và hỗ trợ toàn bộ lãi vay trong 30 năm. Doanh nghiệp cam kết giữ cổ phần chi phối, không chuyển nhượng cho nhà đầu tư nước ngoài.

 

Tàu cao tốc chạy tuyến Jakarta - Bandung (Indonesia). Ảnh: CGTN

 

Nhiều địa phương được giữ cơ chế đặc thù sau sáp nhập

 

Quốc hội đồng ý cho phép TP Đà Nẵng, TP HCM, Cần Thơ và Khánh Hòa tiếp tục thực hiện cơ chế, chính sách đặc thù sau khi sáp nhập đơn vị hành chính. Tuy nhiên, các chính sách này không bao gồm nội dung đã bị bãi bỏ theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương. Các xã, phường mới tương ứng với địa bàn TP Buôn Ma Thuột thuộc tỉnh Đăk Lăk cũng được áp dụng chính sách đặc thù đang áp dụng cho thành phố này.

 

Chính phủ sẽ đánh giá tác động của chính sách, đảm bảo cân đối thu chi ngân sách; tổng kết, điều chỉnh hoặc đề xuất luật hóa các cơ chế đặc thù đã rõ và được thực tiễn kiểm nghiệm để áp dụng thống nhất trên phạm vi cả nước.

 

Quốc hội yêu cầu đánh giá toàn diện hiện trạng tài sản công tại các cơ quan, tổ chức thuộc diện sắp xếp và có kế hoạch tổng thể, đồng bộ trong việc quản lý, sử dụng, chuyển giao trụ sở sau khi tinh gọn bộ máy. Trụ sở dôi dư được ưu tiên chuyển đổi thành cơ sở phúc lợi công cộng như trường học, trạm y tế. Nghị quyết cũng nêu rõ cần nghiên cứu cơ chế cho thuê, chuyển nhượng tài sản, trụ sở, nhà đất nhằm tránh lãng phí hoặc sử dụng sai mục đích.

 

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự phiên bế mạc kỳ họp 9, sáng 27/6. Ảnh: Hoàng Phong

 

Dạy hai buổi mỗi ngày phải kết hợp hài hòa giữa môn văn hóa và hoạt động khác

 

Tại phiên bế mạc kỳ họp thứ 9 sáng 27/6, Quốc hội thông qua Nghị quyết chất vấn, trong đó yêu cầu ngành giáo dục tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, bảo đảm điều kiện thực hiện chủ trương tổ chức dạy học hai buổi mỗi ngày. Việc dạy học cần kết hợp hài hòa giữa thời lượng các môn văn hóa với hoạt động giáo dục khác, phù hợp tâm lý, lứa tuổi học sinh, nhằm phát triển toàn diện.

 

Quốc hội cũng yêu cầu ngành giáo dục cải tiến phương pháp giảng dạy, xây dựng nguồn học liệu mở, ứng dụng trí tuệ nhân tạo và chuyển đổi số, trang bị thiết bị dạy học thông minh nhằm nâng cao chất lượng dạy - học và năng lực tự học của học sinh; tiếp tục đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực người học; chống bệnh thành tích, bảo đảm thực chất.

 

Ngoài ra, ngành giáo dục cần tăng cường cung cấp thông tin cho cha mẹ học sinh, đẩy mạnh phối hợp giữa gia đình và nhà trường để hỗ trợ học sinh học tập hiệu quả; kiểm tra các cơ sở dạy thêm, xử lý nghiêm vi phạm.

 

Quốc hội cũng giao Chính phủ triển khai chính sách hỗ trợ bữa ăn trưa cho học sinh tiểu học, trung học cơ sở ở các xã biên giới đất liền từ năm học 2025-2026.

 

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu bế mạc. Ảnh: Hoàng Phong

 

Bế mạc kỳ họp có khối lượng công việc lớn nhất lịch sử

 

Phát biểu bế mạc kỳ họp thứ 9, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết sau 35 ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc, Quốc hội đã hoàn thành toàn bộ chương trình đề ra. Đây là kỳ họp có khối lượng nội dung lập pháp lớn nhất từ đầu nhiệm kỳ, với 34 luật được thông qua - chiếm hơn 52% tổng số luật được ban hành qua 17 kỳ họp của Quốc hội khóa 15.

 

Bên cạnh đó, Quốc hội cũng thông qua 14 nghị quyết, cho ý kiến về 6 dự án luật, hầu hết đều đạt sự đồng thuận cao. Đặc biệt, Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp đã được thông qua với tỷ lệ tán thành tuyệt đối. Theo Chủ tịch Quốc hội, các đạo luật, nghị quyết được thông qua tại kỳ họp này có tính cách mạng, mở đường cho cải cách thể chế một cách căn cơ, định hướng nhiệm vụ phát triển trong giai đoạn tới.

 

Chủ tịch Quốc hội đề nghị Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương khẩn trương triển khai đồng bộ, nghiêm túc và hiệu quả các luật, nghị quyết đã được Quốc hội thông qua. Trong đó, việc thực hiện các quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã và vận hành mô hình chính quyền địa phương hai cấp từ ngày 1/7 cần đặc biệt chú trọng. Quốc hội sẽ tiếp tục đổi mới toàn diện, nâng cao năng lực lập pháp, giám sát và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước trong bối cảnh còn nhiều khó khăn, thách thức phía trước.

 

Vũ Tuân - Sơn Hà

Bài viết liên quan

Cơ hội để Việt Nam tái cấu trúc kinh tế

Trong cuộc điện đàm tối 2-7, Tổng thống Mỹ Donald Trump khẳng định với Tổng Bí thư Tô Lâm việc Mỹ sẽ cắt giảm đáng kể thuế đối ứng cho nhiều hàng hóa của Việt Nam, tiếp tục hợp tác giải quyết các vướng mắc trong quan hệ hai nước.

Số doanh nghiệp thành lập sau Nghị quyết 68 cao kỷ lục

"Làn sóng" khởi nghiệp tăng mạnh, số doanh nghiệp thành lập mới trong tháng 6 cao kỷ lục sau khi Nghị quyết 68 về phát triển kinh tế tư nhân ra đời, theo đại diện Bộ Tài chính.

Doanh thu từ bao nhiêu bắt buộc phải dùng hóa đơn điện tử?

Theo Dự thảo Luật Quản lý thuế sửa đổi, hộ kinh doanh có doanh thu từ 1 tỷ đồng mỗi năm sẽ bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử, giúp tạo môi trường minh bạch.

Nghị định mới về đăng ký doanh nghiệp

Chính phủ ban hành Nghị định 168/2025/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp. Nghị định này có hiệu lực từ ngày 1/7/2025.

Ngành thuế lập 34 đơn vị thuế cấp tỉnh, thành

Sau 3 tháng cơ cấu, 20 chi cục thuế khu vực vừa được sắp xếp lại thành 34 đơn vị thuế để đồng bộ theo mô hình tỉnh, thành phố.

Hướng dẫn chi tiết thủ tục đăng ký BHXH lần đầu cho hộ kinh doanh

Theo quy định mới của Luật Bảo hiểm xã hội có hiệu lực từ 1/7/2025, nhiều nhóm đối tượng mới sẽ nằm trong diện tham gia BHXH bắt buộc, trong đó có chủ hộ kinh doanh cá thể (HKD). Dưới đây là các thông tin hướng dẫn chi tiết thủ tục đăng ký BHXH lần đầu cho hộ kinh doanh năm 2025.

Doanh nghiệp chính thống sẽ hưởng lợi từ chiến dịch truy quét hàng giả

Chứng khoán SSI nhận định nhiều doanh nghiệp sẽ hưởng lợi từ xu hướng dịch chuyển tiêu dùng sau loạt vụ hàng giả.

Ngành dữ liệu thống trị thị trường: Cơ hội việc làm tăng trưởng mạnh mẽ đến 2030

Trong kỷ nguyên số, dữ liệu trở thành “mỏ vàng”, ảnh hưởng đến các quyết định chiến lược của doanh nghiệp. Bởi vậy, những ngành nghề liên quan đến dữ liệu được doanh nghiệp săn đón, sẵn sàng trả mức lương cao bậc nhất trên thị trường lao động.

Chuyển đổi xanh - Sự sáng tạo và bản lĩnh của doanh nghiệp Việt Nam

Ngày 20/5, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Trung tâm nghiên cứu kinh doanh và hỗ trợ doanh nghiệp (BSA), tổ chức hội thảo “Doanh nghiệp chuyển đổi xanh để giữ vững lợi thế cạnh tranh gia tăng xuất khẩu trong giai đoạn mới”.

Việt Nam và Nhật Bản: Cùng kiến tạo làn sóng mới trong chuyển đổi số

Sáng ngày 30/5, Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng cùng đoàn công tác Chính phủ Việt Nam đã tham dự "Ngày chuyển đổi số Việt Nam 2025 tại Tokyo, Nhật Bản," khẳng định cam kết mạnh mẽ của Việt Nam trong việc thúc đẩy hợp tác khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số với Nhật Bản.

Thủ tướng Phạm Minh Chính thúc đẩy CMC tiên phong trong phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo

Chiều ngày 1/6, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tham dự Lễ khởi công Tổ hợp Không gian sáng tạo CMC, đồng thời kêu gọi Tập đoàn CMC tiên phong trong các lĩnh vực khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và phát triển kinh tế tư nhân.

Tảo quang điện – nguồn năng lượng sống đang thách thức pin mặt trời

Một loại tảo xanh đã được biến đổi gene để tạo ra điện liên tục, mở ra tiềm năng thay thế pin mặt trời trong môi trường đô thị và quy mô nhỏ.

Hội nghị Cấp cao ASEAN: Thủ tướng Phạm Minh Chính đề xuất 3 trọng tâm

Ngày 26/5, tại Kuala Lumpur, Malaysia, Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự phiên họp toàn thể Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 46, nhấn mạnh 3 trọng tâm hợp tác giúp ASEAN phát triển bao trùm và bền vững hơn.

Tập đoàn phát triển giáo dục Apu được vinh danh với giải thưởng “Top 10 Thương Hiệu Mạnh Quốc Gia”

Vừa qua, Hệ Thống Trường Quốc Tế Hoa Kỳ APU và Đại Học Mỹ Tại Việt Nam AUV vinh dự dành giải thưởng: “Top 10 Thương Hiệu Mạnh Quốc Gia” tại chương trình Tết Doanh Nhân mừng Xuân Giáp Thìn 2024 tổ chức vào ngày 14/01/2024 tại Dinh Độc Lập TP. HCM.

Đối tác