Banner trên thanh menu
Trang chủ | Mã số - mã vạch | Chủ tịch Quốc hội: Ai cũng nói hoàn thiện thể chế nhưng hoàn thiện cái gì, ở đâu phải chỉ ra

Chủ tịch Quốc hội: Ai cũng nói hoàn thiện thể chế nhưng hoàn thiện cái gì, ở đâu phải chỉ ra

Tác giả: Admin | 19/08/2024

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nêu thực tế, ai đi đâu cũng nói hoàn thiện thể chế nhưng hoàn thiện cái gì, hoàn thiện ở đâu phải chỉ ra.

 

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn - Ảnh: GIA HÂN

 

Sáng 19-8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét báo cáo của đoàn giám sát và thông qua nghị quyết giám sát chuyên đề của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thực hiện chính sách, pháp luật về đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập (đơn vị) giai đoạn 2018-2023.

 

Giám sát thì nhiều nhưng quan trọng là khắc phục

 

Nêu ý kiến tại đây, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho hay theo kết quả của đoàn giám sát, việc sắp xếp lại các đơn vị rất tích cực, số lượng đã vượt yêu cầu đề ra và biên chế của viên chức của các đơn vị cũng giảm hơn so với chỉ tiêu.

 

Tuy nhiên, giai đoạn 2015-2021 kết quả rất tích cực nhưng 2021-2023 đang có xu hướng chậm lại, chỉ được 1,75%.

 

Việc này giống như cổ phần hóa, thoái vốn của các doanh nghiệp nhà nước, trong đó các đơn vị có điều kiện, có khả năng làm rất nhanh, tốt, nhưng đơn vị còn lại đang có vướng mắc, bất cập.

 

Theo ông Thanh, trong vấn đề này phải làm rõ, có giải pháp quyết liệt như cổ phần hóa, thoái vốn doanh nghiệp mới đạt được các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.

 

Còn Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho rằng vấn đề quan trọng nhất phải làm sao thấy được hạn chế, tìm ra nguyên nhân để khắc phục.

 

"Giám sát nhiều nhưng quan trọng là khắc phục, ai chủ trì để khắc phục. Khắc phục cái gì, khắc phục thế nào", ông Mẫn nêu.

 

Ông lưu ý về "độ trễ, chậm" như báo cáo đánh giá. Cụ thể, chậm trong thể chế hóa chủ trương của Đảng, Nhà nước, còn 88 nội dung theo yêu cầu chương trình hành động của Chính phủ để thực hiện nghị quyết 19 của Trung ương chưa được ban hành.

 

"Còn mâu thuẫn, chồng chéo, thậm chí hiệu lực còn mâu thuẫn lẫn nhau. Tôi đề nghị sắp tới trong nghị quyết có danh mục 88 nội dung này nằm ở Chính phủ, bộ ngành, đơn vị nào để tới đây khắc phục", ông Mẫn nói.

 

Ông chỉ rõ việc tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp công lập ở nhiều trường đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở khám, chữa bệnh, tổ chức khoa học kỹ thuật, xuất bản, công nghệ thông tin, bưu chính, viễn thông... đang chậm lại trong giai đoạn 2021 - 2023.

 

Số lượng đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc các bộ, ngành còn nhiều, việc chuyển giao về địa phương quản lý còn chậm. Nhiều đơn vị sự nghiệp công lập chậm đổi mới...

 

Chủ tịch Quốc hội đặt vấn đề các giải pháp đã thực sự đủ mạnh, đã bao trùm, giải quyết đến nơi, đến chốn và khắc phục dứt điểm các điểm hạn chế, tồn tại báo cáo giám sát đã chỉ ra hay chưa?

 

Từ đó ông đề nghị nghiên cứu sâu hơn về 3 điểm nghẽn. Thứ nhất, giải quyết cho được tính cơ học là chủ yếu trong sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp công lập. Thứ hai, tính bền vững, đồng bộ trong thực hiện cơ chế tự chủ.

 

Thứ ba, đơn giản hóa các thủ tục hành chính liên quan đến việc thành lập các đơn vị sự nghiệp ngoài công lập, cơ chế, chính sách để các đơn vị sự nghiệp ngoài công lập bình đẳng với các doanh nghiệp, đơn vị thuộc Nhà nước trong khả năng tiếp cận các nguồn lực trên thị trường.

 

Vướng mắc ở đâu, thế nào?

 

Chủ tịch Quốc hội nêu việc ai đi đâu cũng nói hoàn thiện thể chế nhưng hoàn thiện cái gì, hoàn thiện ở đâu phải chỉ ra.

 

Ông dẫn lại trước đây liên quan vấn đề luật, Chủ tịch Quốc hội đã lập một tổ do Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định làm tổ trưởng, Chính phủ lập tổ do Phó thủ tướng Trần Lưu Quang làm tổ trưởng.

 

Khi đi kiểm tra, giám sát báo cáo về Thường trực Chính phủ, lãnh đạo Quốc hội khẳng định không có gì vướng mắc hết.

 

"Tới bây giờ lại nhiều vấn đề vướng mắc. Vướng mắc ở đâu, thế nào? Ai đi đâu cũng nói thể chế bây giờ khó khăn, Quốc hội quyết luật không thực hiện được.

 

Quốc hội thông qua luật trên cơ sở của bộ ngành, Chính phủ trình qua Quốc hội, thảo luận hai bên. Khi đi nói lại coi như đổ cái này cho Quốc hội quyết luật gây khó khăn, khó thực hiện.

 

Tôi nói với Thủ tướng cứ xem xét, xem lại vấn đề một luật sửa mấy luật tới đây để thực hiện. Nói cái gì phải chỉ ra. Địa phương kêu khó ban hành, bây giờ tập hợp lại xem địa phương nào, như thế nào.

 

Ở đây có các bộ phận chuyên môn cần nói cho rõ việc này...", ông Mẫn nói thêm.

Bài viết liên quan

Mã số mã vạch là gì? Hướng dẫn đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch

Mã số mã vạch (hay đơn giản là mã vạch) là một dãy các vạch đen và khoảng trắng song song xen kẽ được sắp xếp theo một quy tắc mã hóa nhất định. Dãy các vạch này tương ứng với một dãy số cụ thể, giúp máy móc đọc được thông tin về sản phẩm mà nó gắn liền.

Bộ Y tế yêu cầu tăng cường giám sát cửa khẩu ngăn dịch đậu mùa khỉ

Sau khi Tổ chức Y tế thế giới công bố tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng quốc tế với dịch đậu mùa khỉ, Bộ Y tế đã yêu cầu các đơn vị tăng cường chủ động giám sát, phát hiện ca bệnh ngay tại cửa khẩu.

Số liệu mới nhất về tinh giản biên chế, giảm đơn vị sự nghiệp công lập

Đến ngày 31-12-2023 có 89.576 người được giải quyết tinh giản biên chế theo quy định ở các bộ, ngành, địa phương, trong đó 73.245 người nghỉ hưu trước tuổi.

 
 

Lâm Đồng: Phạt 2 đơn vị tại dự án hồ chứa nước sạt trượt nghiêm trọng

Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng và công trình công cộng huyện Lâm Hà có hành vi nghiệm thu công việc xây dựng không đúng quy định tại dự án hồ chứa nước Đông Thanh.

Thủ tướng họp bàn sửa 7 luật thuộc lĩnh vực tài chính

Thủ tướng thống nhất xây dựng một luật để sửa đổi, bổ sung 7 luật liên quan tài chính nhằm xử lý các vướng mắc mang tính cấp bách, góp phần tháo gỡ khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

Đối tác

đối tác 1
đối tác 2
đối tác 3
đối tác 4
đối tác 5
đối tác 6
đối tác 7
đối tác 8
đối tác 9
đối tác 10
đối tác 11
đối tác 12
đối tác 13
đối tác 14
đối tác 15
đối tác 16