Banner trên thanh menu
Trang chủ | Mã số - mã vạch | Thủ tướng họp bàn sửa 7 luật thuộc lĩnh vực tài chính

Thủ tướng họp bàn sửa 7 luật thuộc lĩnh vực tài chính

Tác giả: Admin | 17/08/2024

Thủ tướng thống nhất xây dựng một luật để sửa đổi, bổ sung 7 luật liên quan tài chính nhằm xử lý các vướng mắc mang tính cấp bách, góp phần tháo gỡ khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

Thủ tướng chủ trì cuộc họp sửa đổi các luật liên quan tới lĩnh vực quản lý của Bộ Tài chính - Ảnh: VGP

 

Chiều 16-8, Thủ tướng Phạm Minh Chính - trưởng Ban Chỉ đạo rà soát, xử lý vướng mắc trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật - chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ về báo cáo đề xuất xây dựng luật sửa đổi, bổ sung 7 luật thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Tài chính.

 

Xây dựng 1 luật, sửa 7 luật

 

Cuộc họp đã cho ý kiến về báo cáo đề xuất xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ngân sách nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Dự trữ quốc gia, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Chứng khoán, Luật Quản lý thuế.

 

Trước đó, Ban Chỉ đạo rà soát, xử lý vướng mắc trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật ngay sau khi được thành lập đã tổ chức hai phiên họp, xác định các nhóm nội dung cần sửa đổi tại các luật có nhiều vướng mắc mang tính cấp bách cần xử lý.

 

Kết luận, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh việc đề xuất sửa đổi các luật trên có đủ cơ sở pháp lý và thực tiễn. Qua đó triển khai các nghị quyết của Đảng, kết luận của Bộ Chính trị, các chỉ đạo của lãnh đạo chủ chốt, các nghị quyết của Quốc hội, của Chính phủ.

 

Việc này có ý nghĩa quan trọng, góp phần triển khai ba đột phá chiến lược, nhất là đột phá về xây dựng và hoàn thiện thể chế; phòng chống tham nhũng, tiêu cực. Từ đó khắc phục tình trạng sợ sai, sợ trách nhiệm trong một bộ phận cán bộ, đảng viên.

 

Việc sửa đổi luật cũng nhằm đáp ứng mong muốn của người dân và doanh nghiệp về giảm thủ tục hành chính, chống phiền hà, sách nhiễu, giảm chi phí tuân thủ. Vì vậy, Thủ tướng khẳng định quyết tâm tháo gỡ các vướng mắc tại các văn bản, yêu cầu Bộ Tài chính ưu tiên dành thời gian, nguồn lực cho việc này.

 

Về phạm vi sửa đổi, bổ sung, Thủ tướng cơ bản thống nhất đề xuất của Bộ Tài chính về việc xây dựng một luật để sửa đổi, bổ sung 7 luật. Trên cơ sở đó tiếp tục rà soát để xử lý các vướng mắc mang tính cấp bách, góp phần tháo gỡ khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh. 

 

Việc sửa đổi các luật sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiểm soát lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực cho phát triển, thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ mà Đại hội XIII của Đảng đã đề ra.

 

Đẩy mạnh phân cấp phân quyền, rõ trách nhiệm

 

Thủ tướng nhấn mạnh thêm một số quan điểm chỉ đạo: Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền đi đôi với phân bổ nguồn lực, nâng cao năng lực thực thi, làm rõ trách nhiệm của từng cơ quan, từng cấp và có công cụ để tăng cường giám sát, kiểm tra. 

 

Cắt giảm thủ tục hành chính rườm rà, không tạo môi trường cho tiêu cực, tham nhũng, lãng phí, xóa bỏ cơ chế xin cho, giảm phiền hà, sách nhiễu; các bộ, ngành trung ương tập trung thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước, không làm công việc cụ thể.

 

Cùng với đó, quản lý ngân sách nhà nước theo hướng tăng cơ sở thu, chống lãng phí chi, linh hoạt sử dụng các nguồn vốn trung ương và địa phương, ngân sách tăng thu, tiết kiệm chi tập trung cho các dự án lớn, trọng điểm. 

 

Tháo gỡ các vướng mắc trong quản lý tài sản công để vừa quản lý được, vừa phát huy được nguồn lực; dự trữ quốc gia phải linh hoạt để xử lý kịp thời trong các tình huống cấp bách; quy định về kế toán phải tạo hành lang pháp lý rõ ràng để thực hiện; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong quản lý thuế…

 

Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính khẩn trương tiếp thu các ý kiến tại cuộc họp, chỉnh lý, hoàn thiện hồ sơ đề nghị xây dựng dự án luật, đặc biệt là nội dung các chính sách; phối hợp chặt chẽ với các cơ quan của Quốc hội, lấy ý kiến cộng đồng doanh nghiệp, đối tượng tác động, các chuyên gia, nhà khoa học…

 

Trên cơ sở đó, bộ trình Chính phủ xem xét, báo cáo cấp có thẩm quyền với các vấn đề vượt thẩm quyền và trình Quốc hội xem xét, thông qua trong thời gian tới, bảo đảm tiến độ, chất lượng, đáp ứng yêu cầu thực tiễn.

Bài viết liên quan

Mã số mã vạch là gì? Hướng dẫn đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch

Mã số mã vạch (hay đơn giản là mã vạch) là một dãy các vạch đen và khoảng trắng song song xen kẽ được sắp xếp theo một quy tắc mã hóa nhất định. Dãy các vạch này tương ứng với một dãy số cụ thể, giúp máy móc đọc được thông tin về sản phẩm mà nó gắn liền.

Chủ tịch Quốc hội: Ai cũng nói hoàn thiện thể chế nhưng hoàn thiện cái gì, ở đâu phải chỉ ra

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nêu thực tế, ai đi đâu cũng nói hoàn thiện thể chế nhưng hoàn thiện cái gì, hoàn thiện ở đâu phải chỉ ra.

Bộ Y tế yêu cầu tăng cường giám sát cửa khẩu ngăn dịch đậu mùa khỉ

Sau khi Tổ chức Y tế thế giới công bố tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng quốc tế với dịch đậu mùa khỉ, Bộ Y tế đã yêu cầu các đơn vị tăng cường chủ động giám sát, phát hiện ca bệnh ngay tại cửa khẩu.

Số liệu mới nhất về tinh giản biên chế, giảm đơn vị sự nghiệp công lập

Đến ngày 31-12-2023 có 89.576 người được giải quyết tinh giản biên chế theo quy định ở các bộ, ngành, địa phương, trong đó 73.245 người nghỉ hưu trước tuổi.

 
 

Lâm Đồng: Phạt 2 đơn vị tại dự án hồ chứa nước sạt trượt nghiêm trọng

Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng và công trình công cộng huyện Lâm Hà có hành vi nghiệm thu công việc xây dựng không đúng quy định tại dự án hồ chứa nước Đông Thanh.

Đối tác

đối tác 1
đối tác 2
đối tác 3
đối tác 4
đối tác 5
đối tác 6
đối tác 7
đối tác 8
đối tác 9
đối tác 10
đối tác 11
đối tác 12
đối tác 13
đối tác 14
đối tác 15
đối tác 16